Quy trình làm chả lụa

quy-trinh-lam-cha-lua

Chả lụa (giò chả hay giò lụa) là tên gọi chung chỉ một món ăn được làm từ thịt heo giã nhuyễn, kết hợp với nước mắm ngon, được gói trong những chiếc lá chuối tươi và đem đi luộc hay hấp. Hay chả lụa còn được biết đến với cái tên “xúc xích Việt Nam”.  Để làm ra được một cây chả lụa, bạn phải tuân thủ công thức cũng như quy tắc cần thiết. Làm chả lụa là công việc hết sức công phu từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Từ khâu chọn thịt phải tươi ngon, đến công đoạn giã, xay thịt phải đạt đến độ mịn, nhuyễn tối đa. Rồi lại đem gói chặt giò trong những lớp lá chuối tươi để có thể mang đậm hương vị đặc biệt. Cuối cùng là đem hấp, luộc với những lưu ý cần thiết. Bây giờ, chúng ta hãy cùng điểm qua những công đoạn cụ thể trong quy trình làm giò:

1. Khâu chọn thịt:

Thịt lựa chọn làm chả lụa phải là loại tươi, ngon nhất là loại vừa mới được mổ. Thịt không được quá nạc, quá mỡ hay có quá nhiều gân. Vì nếu thịt có nhiều mỡ, giò sẽ bị ướt, khó kết dính, gây khó khăn trong việc định hình giò. Còn nếu thịt quá nạc sẽ khiến cho chả lụa thành phẩm bị thô và không bong mịn. Do đó, phần thịt ngon nhất khi làm chả lụa là  phần mông hoặc vai. Hiện nay, để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ chả lụa ngày một nhiều, có một vài cơ sở sản xuất đã sử dụng thịt đông lạnh. Tuy nhiên, thịt càng để lâu thì càng khó làm hơn và cần nhiều phụ gia hơn.

2. Xay thịt:

Thịt sau khi mua về sẽ lọc hết da và gân để cho ra miếng thịt chất lượng nhất. Sau đó được đem rửa sạch để đảm bảo vệ sinh. Với phương pháp thủ công truyền thống, người ta thường giã thịt bằng tay. Công đoạn này mất rất nhiều thời gian và công sức, khiến cho nhiều người còn cảm thấy e dè khi quyết định làm chả lụa. Hiện nay, để giảm bớt thời gian, sức lực trong công đoạn làm giò, người ta đã dần tìm đến sự trợ giúp của máy móc. Bạn có thể xay thịt làm chả lụa tại nhà với những chiếc máy xay, quết công suất nhỏ hay sử dụng những chiếc máy xay chả lụa có công suất lớn hơn để phục vụ cho công việc kinh doanh. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là máy móc hoạt động trrong một thời gian có thể nóng lên và điều này sẽ khiến cho thịt bị chín tái. Do đó, phải chú ý đến nhiệt độ trong suốt quá trình xay. Hãy nhớ rằng, nhiệt độ cao chính là kẻ thù của giò.

– Với nhu cầu làm chả lụa tại nhà, bạn có thể cho thịt vào tủ đông trong một khoảng thời gian nhất định để thịt được se cứng lại. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc giảm nhiệt độ khi xay giò. Ngoài ra, một vài thìa nước đá lạnh bỏ vào trong lúc xay cũng có tác dụng hạn chế việc nóng lên của giò.

– Đối với những hộ gia đình, cơ sở sản xuất chả lụa, người ta thường sử dụng máy xay chả lụa. Được thiết kế bằng Inox 2 lớp. Giữa hai lớp này là khoang chứa đá lạnh. Bạn chỉ cần cho đá vào khoang này, bấm nút và yên tâm thu về mẻ giò sống đảm bảo chất lượng. Để biết thêm thông tin và hiểu được sự hữu ích của máy xay chả lụa bạn có thể tham khảo máy xay chả lụa 3kg, máy xay chả lụa 5kg và máy xay chả lụa 10kg.

3. Gói giò

Mẻ giò đạt chất lượng sau khi xay sẽ được đem đi gói. Khi xay xong, giò phải được gói và nấu ngay. Nếu để giò sống lâu thì giò sẽ bị cứng dần theo thời gian và chất lượng cũng giảm. Dùng lá chuối để gói giò là chuẩn vị nhất vì giò lụa có hương vị đặc trưng một phần cũng là nhờ lá chuối khi hấp quyện lại. Lá chuối để gói chả lụa không quá già cũng không được quá non để có được sự dai dẻo, tạo điều kiện thuận tiện cho việc gói. Lá chuối sau khi cắt được rửa sạch, có thể hơ trên nồi nước sôi để hơi nước lan tỏa làm lá dai, dễ gói hơn.

Tuy nhiên, trong trường hợp không có lá chuối, bạn vẫn có thể sử dụng màng nhựa bọc thực phẩm, giấy nến hay giấy bạc để thay thế đều được. Và bạn cũng không cần phải lo lắng về chất lượng chả lụa làm ra sẽ có khác biệt lớn so với cách truyền thống thông thường. Bạn có thể tham khảo cách gói chả lụa không cần lá chuối với một vài mẹo hay cần thiết tại đây.

Ngoài ra, để việc gói giò được dễ dàng hơn bạn có thể cần đến sự trợ giúp của khuôn làm chả lụa Inox. Thay vì phải khó khăn trong việc định hình, cuộn giò thì giờ đây bạn chỉ cần cho giò vào khuôn và đậy nắp chốt lại. Một cách dễ dàng bạn đã có những cây chả lụa với kích cỡ, hình dáng đều nhau.

4. Hấp chả lụa

Để làm chín giò, bạn có thể đem luộc hoặc hấp. Tuy nhiên sử dụng phương pháp hấp sẽ hạn chế được việc giò bị ngấm nước và đảm bảo giữ được trọn vẹn độ ngon, ngọt và toàn bộ chất dinh dưỡng có trong giò. Trong quá trình hấp, để kiểm tra chả lụa đã chín hay chưa, bạn có thể dùng 1 cây tăm nhỏ chọc vào khoanh giò. Nếu khi rút ra tăm còn dính thịt hoặc có nước tiết ra, tức là giò lúc này vẫn chưa chín.Hay bạn có thể ném giò xuống đất, nếu giò nảy lên thì có nghĩa là giò đã chín.

Đối với những cơ sở sản xuất lớn, người ta thường trang bị những tủ hấp chả lụa hay còn gọi là tủ hấp công nghiệp để đảm bảo sản lượng giò cung cấp cho thịt trường. Các dòng sản phẩm tủ hấp chả lụa hiện nay đều cho ra sản lượng lớn, chất lượng thành phẩm ngon, ổn định với thiết kế an toàn và hoàn toàn thân thiện với người dùng. Bạn có thể tham khảo thông tin và công dụng của tủ hấp chả lụa tại đây.

5. Bảo quản giò

Vớt chả lụa ra, để ráo và làm nguội tự nhiên. Tuyệt đối không thả chả lụa vừa mới lấy từ nồi ra cho ngay vào nước lạnh để làm nguội. Điều này không có tác dụng giúp chả lụa săn chắc lại mà ngược lại, còn khiến cho nước lạnh ngấm vào chả lụa, khiến cây chả lụa bị thâm và bở. Giò sau khi hấp, luộc chín cần được làm nguội và bảo quản ở điều kiện thích hợp để kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Do được làm từ những nguyên liệu như thịt heo, mỡ, nước mắm và một số gia vị khác vì thế chả lụa không để lâu được. Khi bảo quản đúng cách, trong ngăn mát tủ lạnh chả lụa sẽ giữ được 4 – 6 ngày. Thậm chí chả lụa vẫn giữ được độ ngon trong khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá.

Trên đây là quy trình cơ bản mà bạn cần phải nắm trước khi bắt tay vào thực hiện. Giờ đây, làm ra được chả lụa đã không còn gặp khó khăn, trở ngại như trước. Việc thực hiện bằng tay theo cách truyền thống hay dựa vào máy móc đều sẽ cho ra những cây chả lụa thơm ngon, đảm bảo chất lượng nếu bạn tuân thủ những lưu ý cần thiết trên. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *